Hiển thị các bài đăng có nhãn Bạn cần biết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bạn cần biết. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

VAI TRÒ CỦA NẤM MỐC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG NHÌN TỪ KÍNH HIỂN VI CARL ZEISS

VAI TRÒ CỦA NẤM MỐC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG LÊN KÍNH HIỂN VI

1. Nấm mốc và con người



-Người thường ít biết về nấm mốc và thường nghĩ là nấm mốc chỉ gây tác hại: Chúng phát triển nhanh trong bóng tối, ở những nơi ẩm thấp, làm hỏng thức ăn và gây bệnh.

-Nhưng đó là những nấm gây tác hại cho con người, đôi khi ta cũng lợi dụng được chúng như dùng nấm lên men rựou, làm tương, làm pho mat, làm thuốc kháng sinh….

-Người ta cho rằng nấm đã xuất hiện trên trái đát này từ cách đây 3 tỉ năm, ngày nay có thể tìm thấy một trăm triệu cây nấm mốc trong một gam đất. Khoảng từ 2.000 năm trước đây, lần đầu tiên vi sinh vật này được dùng làm dấm ăn. Từ đó đến nay ứng dụng của nấm dã không ngừng mở rộng kể cả trong sản xuất thực phẩm lẩn thuốc men.

-Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu thực sự về nấm coi như mới bắt đầu từ 100 năm nay, lĩnh vực này trở nên rất sâu rộng và có thể sánh ngang với lĩnh vực điện tử và quang học;


- Một số loài Aspergillus gây ra các bệnh nghiêm trọng ở người và động vật. Những loài có gây bệnh quan trọng nhất là loài Aspergillus fumigatus và Aspergillus flavus. Aspergillus flavus sinh ra aflatoxin gây độc và cả gây ung thư mà lại tiềm tàng ẩn chưa trong các thực phẩm như đậu phụng. Các tác nhân gây dị ứng quan trọng nhất có liên quan đến nấm là Aspergillus fumigatus vàAspergillus clavatus. Các loài khác cũng quan trọng trong tác nhân sinh bệnh cho nông nghiệp. Aspergillus spp. gây bệnh ở nhiều loại ngũ cốc, đặc biệt là bắp, ngô và tổng hợp nên mycotoxin (cả aflatoxin).



2. Sự phá hoại của loại vi sinh vật này

 -Mới cách đây 30 năm thôi, rất ít người tin là nấm có thể sống được trên các chất vô cơ như sắt, nhôm và thủy tinh.

-Nhưng ngày nay thì đã thấy rõ là nấm có thể mọc và hủy hoại trên bất cứ chất gì, và sự bảo vệ chống nấm phá hoại trở nên khẩn cấp trong nhiều lĩnh vực. Thí dụ: như nấm có thể ăn mòn các khoang chứa nhiên liệu bằng nhôm của máy bay gây ra sự rò rỉ, nấm mọc trên các linh kiện điện tử IC làm hỏng các khí tài quang học.

-Một mặt khác có lợi ích hơn: người ta lại nhận thấy nấm có khả năng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại (gây bệnh cho con người) nên có những công trình nghiên cứu về nấm được ứng dụng trong lĩnh vực nghiên cứu bào chế thuốc và nghiên cứu về di truyền. Một vài công trình thắng lợi đã đạt tới đỉnh cao trong đề án Apollo, được ứng dụng để phòng chống sự phá hoại của các vi khuẩn.


3. Nấm mọc trên bề mặt thấu kính

Chúng ta hãy xem xét một vài giống nấm mọc được trên bề mặt các thấu kính, 50% các thấu kính mất phẩm chất vì có một lớp mờ phủ tạo nên bởi một vài loại nấm. Những nấm này gồm 2 loại: Aspergillus restrictus và Eurotiumtonophilum Ohtsuki. Hai loại này được đặt tên theo tên của Tiến sĩ người Nhật Bản tên là Torao Ohtsuki, người đã tìm thấy chúng trong quá trình nghiên cứu phương pháp nuôi cấy và phòng chống nấm mốc.

Hai loại này đều thuộc vào giống Aspergillus dùng trong quy trình sản xuất rượu. Chúng phát triển nhanh trong môi trường nóng, ẩm như các loại nấm khác, nhưng riêng đối với hai loại nấm này, độ ẩm tối ưu của chúng hơi thấp hơn so với các nấm khác, điều quan trọng là hoàn cảnh tối ưu cho nấm mốc lại tương tự hoàn cảnh thích hợp cho sự sống con người nên việc ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc trở nên khó khăn cho chúng ta.

Aspergillus là một giống bao gồm vài trăm loài nấm khác nhau tìm thấy tại nhiều vùng có điều kiện khí hậu khác nhau trên thế giới. Aspergillus lần đầu tiên đưa vào danh sách là năm 1729 bởi một linh mục vừa là nhà sinh học người Ý tên Pier Antonio Micheli. Tổng quan về các nấm dưới KHV, Micheli nhắc lại hình ảnh của một aspergillum (giống như bình tưới nước_holy water sprinkler), từ gốc từ Latin spargere (tưới) và mang tên gọi theo giống kể từ đó. Ngày nay, "aspergillum" cũng được có tên một cấu trúc dạng bào tử vô tính đối với tất cả Aspergilli; khoảng 1/3 loài nấm được biết có giai đoạn hữu tính;

Các loài Aspergillus có tính ưa khí cao và tìm thấy trong hầu hết các vùng môi trường giàu oxy, ở đó chúng thường phát triển như mốc trên bề mặt các chất cần có nhu cầu oxy cao. Thông thường, nấm phát triển trên các cơ chất/ chất giáu carbon như monosaccharides (glucose) và polysaccharides (amylose). Các loài Aspergillus thường gây ô nhiễm trên các thực phẩm có tính tinh bột nhiều (bánh mì và khoai tây) và phát triển trong nhiều loại thực vật khác nhau.

Ngoài ra, chúng còn phát triển trên các nguồn carbon, nhiều loài Aspergillus biểu hiện “oligotrophy” ở đó chúng có khả năng phát triển trong môi trường có chất dinh dưỡng ở sâu, hoặc môi trường mà ở đó thiếu các chất dinh dưỡng chính yếu. A. niger là một ví dụ đầu tiên cho điều này, có thể phát triển trên các vách ẩm ướt.

Các loài Aspergillus về mặt y học và thương mại rất quan trọng. Một số loài có thể gây nhiễm trên người và các động vật khác. Một số loài nhiễm trùng tìm thấy trên động vật đã được nghiên cứu trong nhiều năm qua. Một số loài tìm thấy trên các động vật được mô tả như mới và đặc hữu với một số bệnh và số khác được biết như tên của tác nhân gây bệnh như saprophytes. Hơn 60 loài Aspergillus cho thấy có biểu hiện liên quan về mặt y học. Đối với con người, có một số bệnh như nhiễm trùng ở tai, da, loét được phân loại như u nấm “mycetomas”.

Các loài khác cũng rất quan trọng trong quá trình lên men của các vi sinh vật. Chẳng hạn, nước giải khát có cồn như rượu Sake Nhật Bản làm từ gạo hoặc tính bột khác như khoai mì, vi sinh vật thường sử dụng làm rượu như nấm men của giống Saccharomyces, không thể lên men các chất tính bột này và vì thế koji nấm như là Aspergillus oryzae dùng để bẻ gãy các phân tử tinh bột thành các đường đơn. Các thành viên của giống nấm cũng là nguồn sản phẩm tự nhiên có thể dùng để phát triển thành thuốc điều trị bệnh cho con người. Có lẽ, ứng dụng lớn nhất của A. niger là nguồn citric acid chính; vi sinh vật này chiếm hơn 99% lượng citric acid toàn cầu hoặc hơn 1.4 triệu tấn mỗi năm. A. niger cũng thường sử dụng cho công tác sản xuất các enzymes, gồm glucose oxidase và lysozyme. Trong các tình huống này, việc nuôi cấy hiếm khi phát triển trên một môi trường rắn, mặc dù điều này vấn thường làm ở Nhật, nhưng thường phát triển trên các môi trường nuôi cấy ngập trong nước trong sự có mặt của các chất “bioreactor”. Theo cách này, các thông số q1uan trọng nhất có thể được khống chế chặt chẽ và tính sinh sản tói đa có thể đạt đến. Nó cũng dễ dàng để tách các chất hóa học và enzyme quan trọng từ trong môi trường và vì thế sẽ đạt được chi phí-hiệu quả.

Bệnh Aspergillosis

Aspergillosis là một nhóm bệnh gây ra bởi các Aspergillus. Phụ type hay gặp gây bệnh nhiễm trùng mũi xoang chính là aspergillosis do tác nhân Aspergillus fumigatus. Trên người, các thể bệnh hay gặp là:

-Viêm phế quản phổi dị ứng do nấm Aspergillus (Allergic bronchopulmonary aspergillosis) hay ABPA, ảnh hưởng lên các bệnh nhân có bệnh lý hô hấp như hen, xơ nang phổi và viêm xoang;

-Hội chứng nấm xâm nhập cấp tính (Acute invasive aspergillosis), một thể bệnh phát triển trên các mô xung quanh, thường gặp ở những người suy giảm hệ miễn dịch như AIDS đang dùng liệu pháp chống ung thư;

-Bệnh do nấm Aspergillus xâm nhập lan tỏa (Disseminated invasive aspergillosis), một hình thái nhiễm trùng lan rộng khắp cơ thể;

-U nấm Aspergillus (Aspergilloma), một loại banh nấm ("fungus ball") có thể hình thành trong các khoang như phổi chẳng hạn.

Bệnh Aspergillosis của đường hô hấp cũng thường được báo cáo ở chim, một số khác gây nhiễm côn trùng. Các số khác đã được báo cáo gây nên nhiễm trùng viêm cơ tim sau khi thay van tim (Mencl và cs., 1985). Hoặc báo cáo liên quan đến nấm móng (Schonborn & Schmoranzer, 1970) và u nấm phổi (Estrader và cs., 1972).

Điều kiện môi trường tạo cho nấm phát triển và gây hại cho kính

Lý do nấm có thể mọc ở môi trường có ít hơi nước được do áp suất thẩm thấu bên trong sợi nấm có thể đạt tới 200 atm. Khả năng đó cho phép các tế bào nấm hút được hơi nước trong khí quyển một cách dễ dàng. Tuy nhiên khả năng hút được hơi ẩm quá cao đó lại có thể phá vỡ các tế bào của nấm khi chúng được đặt trong môi trường có độ ẩm 100% hay được dìm trong nước. Trái lại nếu áp suất thẩm thấu bên trong sợi nấm thấp dưới 10 atm thì chúng vẫn sống được ngay cả khi bị dìm trong nước.

Khả năng vốn có của nấm để mọc được trên thấu kính:

Ngoài những điều đã kể trên, để mọc được dễ dàng trên thấu kính, nấm có những đặc tính sau:

-Bản năng nảy mầm được trong khí quyển.

-Khả năng nảy mầm của các bào tử khi đứng đơn độc.

-Có thể nảy mầm dể dàng trên một mặt nhẵn không có chổ bám.

-Nấm có bản năng nảy mầm được trong khí quyển do các bào tử nấm có khả năng hút được lượng nước cần thiết cho sự nảy mầm khi nước ở trạng thái hơi.

-Khả năng nảy mầm của một bào tử đứng đơn độc là đặc tính của 2 loại nấm đã nói ở trên vì hầu hết các nấm chỉ nảy mầm khi có cả một đám tập trung.

-Một bào tử nấm rơi vào một mặt phẳng thì một mặt có lợi thế là không gian tiếp xúc với khí quyển thoáng hơn nhưng trên bề mặt thấu kính quá nhẵn, rễ nấm khó bám và khó tìm được chất dinh dưỡng và hơi ẩm tích tụ. Tuy nhiên, nấm vẫn mọc được, bào tử của nấm này không cần chất dinh dưỡng vẫn nảy mầm được.

Những tổn thương do nấm gây ra trên thấu kính:

-Nấm làm giảm chất lượng của các thấu kính một cách đáng kể, thứ nhất: thấu kính bị phủ một lớp mờ mốc mất tính trong suốt, thứ hai là các sợi nấm phân tán ánh sáng làm cho ảnh mất sắc nét;

-Dù cho nấm đã mọc được trên mặt thấu kính, rễ của nó thường chưa bám chặt vào bề mặt của thấu kính và có thể lau đi được, may ra thì chất lượng của kính có thể cứu vãn được. Không may thì rể nấm để lại những vết ăn mòn độ trong suốt của kính không cứu vãn được nữa, sự việc đó xảy ra như thế nào? Đó là khi có các sợi nấm bám vào bề mặt thấu kính, để lâu hơi nước sẽ tích tụ lại tại đó, hơi nước sẽ hòa tan với một axit hữu cơ do nấm tiết ra và ăn mòn mặt bóng của thấu kính;

-Như vậy là một cơ chế sinh học phức tạp kết hợp với một phản ứng hóa học đã xảy ra trên bề mặt của thấu kính;

-Một khi sự việc đó đã xảy ra thì chỉ còn một giải pháp là thay bỏ cái thấu kính đó bằng một cái mới.

Bảo vệ chống nấm trong điều kiện tự nhiên:

a) Những điều kiện tạo sự bảo vệ tự nhiên chống nấm:

-Một môi trường khô độ ẩm thấp.

-Nhiệt độ đủ thấp.

-Một bề mặt không có chất dinh dưỡng.

-Một nơi thông thoáng gió.

-Thỉnh thoảng được phơi nắng.

-Cách chống nấm mốc có hiệu quả tốt nhất là những điều 1, 2 và 3 trên, những điều 3, 4 và 5 có thể là điều bổ xung khi cần chống triệt để hơn.

-Tuy nhiên trong hoàn cảnh thông thường ta không có phương tiện kiểm tra những thông số thời tiết 1 và 2, đồ thị sau đây cho ta thấy khoảng thời gian thuận lợi nhất trong năm, cho nấm phát triển của một số địa danh lấy làm thí dụ. Để biết được thời gian cần chú ý chống nấm mốc của mổi nơi có thể xin biểu đồ diển biến độ ẩm và nhiệt độ trong một năm của nơi đó ở các cơ quan khí tượng, các cơ quan đó sẳn sàng cung cấp.

-Điều kiện tối ưu thay đổi tùy theo vùng khí hậu.

-Ở vùng Á đông lắm nắng, nhiều mưa, không thể ngăn cản nấm mốc phát triển được, trừ phi đặt kính hiển vi trong phòng vô khuẩn. Trái lại ở châu Âu và Bắc Mỹ là những nơi mà nấm mốc khó phát triển vì ở đó độ ẩm suốt mùa hè thấp trong khi đó nhiệt độ thì cao và suốt mùa đông có độ ẩm cao thì nhiệt độ lại thấp.

-Olympus có tác phong thường hỏi người sử dụng và được biết họ thao tác và cất giữ những kính hiển vi đã được tẩy rữa và lau chùi sạch trong buồng có máy điều hòa không khí. Nhưng cách đó rất tốn kém mà cũng không làm cho nấm hoàn toàn không không mọc được, những bào tử nấm có tiềm năng chịu đựng cao đến mức chúng có thể nẩy mầm và tung ra những sợi nấm ngay được một khi có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp, kể cả khi ở đó không có chất dinh dưỡng nó giống như những hạt đậu nảy mầm, bào tử nấm sử dụng những chất dự trữ sẵn có bên trong chúng.

Biện pháp chống nấm trên kính:

-Nấm mốc là tác nhân chủ yếu phá hoại hệ thần kinh và lăng kính của kính hiển vi, cho nên đã từ lâu người ta đã nghiên cứu và đã thử nghiệm qua nhiều phương án chống nấm như :

+ Chống nấm bằng cách trộn chất diệt nấm vào các chất dẻo.

+ Bằng cách phủ lớp diệt nấm lên các thấu kính.

+ Diệt nấm bằng nhiệt, bằng tia bức xạ, bằng khói.

+ Bằng cách tạo ra môi trường kháng nấm xung quanh kính hiển vi.

-Tuy có tác dụng nhưng mỗi phương án trên đều có những nhược điểm khi đưa vào thực tiển như: việc ứng dụng phiền phức, có hạn chế tính trong suốt của thấu kính, có tác dụng trong một khoảng thời gian không lâu dài và chi phí quá cao.v.v…

-Sau nhiều cố gắng vượt qua trở ngại, tìm được một giải pháp hoàn bị hơn là dùng một thuốc chống nấm. Hóa chất này trong môi trường bình thường ở trạng thái rắn nhưng có tính trực tiếp thăng hoa thành thể hơi rất độc hại đối với nấm mà lại không độc đối với người, không ăn mòn các kết cấu của kính hiển vi và không ngưng động trên bề mặt các lăng, thấu kính và không ảnh hưởng đến độ trong suốt của chúng;

-Đặt thuốc này bên trong kính hiển vi nó sẽ thăng hoa từ từ và liên tục cho đến khi hết và tạo ra môi trường bên trong kính luôn bão hòa hơi thuốc làm cho nấm bị tiêu diệt hoàn toàn. Thuốc được đóng thành những viên nén, bên ngoài viên thuốc lại được bọc một lớp bán thẩm có tác dụng điều tiết nhịp độ thăng hoa để kéo dài tác dụng của thuốc được tới từ 3 – 5 năm mới phải đặt thêm thuốc.

-Nhưng bên trong kính hiển vi không phải là môi trường kín vì có những khớp nối và những khu trượt nên kỹ thuật chế tạo đã chú ý giảm đến mức thấp nhất các kẽ hở như rãnh trượt của ống quan sát 2 thị kính cần thiết hiệu chỉnh khoảng cách đồng tử cho thích hợp với người dùng, được lắp thật khít để tránh sự thất thoát của thuốc chống nấm và sự xâm nhập của hơi nước bên ngoài có thể làm cho kính bị mờ mổi khi nhiệt độ hạ thấp đột ngột vì có hiện tượng sương đọng trên các mặt trong của thấu kính.

-Đối với các vật kính và thị kính bên trong có nhiều tầng thấu kính thì khung gắn các thấu kính đó cũng được tẩm thuốc chống nấm cùng loại để bên trong chúng cũng là những không gian không có nấm. Còn các mặt thấu kính bên ngoài của chúng phơi ra không khí thí phải phòng chống theo điều kiện tự nhiên như đã trình bày ở phần 6 ở trên.

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ về:

Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47
Email: 
kevintst99@gmail.com 
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: 
http://kinhhienvicarlzeissvietnam.blogspot.com/

Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T

180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM

MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỂ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI

MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỂ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI

Bảo quản kính hiển vi cũng cần thiết như bảo quản vũ khí chiến đấu

Người chiến sĩ khi ra trận, súng là một loại vũ khí chiến đấu giúp cho người lính và đồng đội đạt được những chiến tích, thắng lợi khi đối mặt với quân thù. Muốn vũ khí hoạt động có hiệu lực thì người chiến sĩ phải thường xuyên bảo quản súng chiến đấu thật tốt để sẵn sàng làm nhiệm vụ bất cứ lúc nào. Vũ khí của người xét nghiệm viên có thể nói là kính hiển vi, nếu trang thiết bị này được người sử dụng bảo quản tốt sẽ giúp cho công tác xét nghiệm chính xác, tránh được những sai sót kỹ thuật. 

Đặc điểm của kính hiển vi quang học

Kính hiển vi gồm hai bộ phận cơ học và quang học. Bộ phận cơ học bao gồm ống kính là một ống tròn, thẳng, lắp ở trên kính hiển vi; mâm vật kính lắp ở đầu dưới ống kính có 4 lỗ để lắp vật kính, mâm xoay quanh trục của ống kính theo chiều kim đồng hồ. Trụ kính hình cung nằm ở giữa ống kính và đế kính. Đế kính nối tiếp với trụ kính. Ốc điều chỉnh gồm có ốc vĩ cấp và ốc vi cấp, ốc vĩ cấp nằm ngoài có tác dụng di chuyển vật kính lên xuống ở mức độ lớn, còn tác dụng của ốc vi cấp di chuyển vật kính với khoảng cách nhỏ chừng vài micromét. Mâm soi có một lỗ tròn để ánh sáng từ tụ quang rọi lên và có một xa trượt dùng để di chuyển lam kính soi. Bộ phận quang học bao gồm vật kính với hai loại là vật kính khô và vật kính dầu. Vật kính dầu có độ phóng đại lớn từ x90 và x100. Vật kính khô soi các vật có độ phóng đại nhỏ hơn như x8, x10 và x40. Những vật kính này được lắp vào từ 3-4 lỗ của mâm vật kính. Thị kính lắp ở đầu ống kính với nhiều loại có độ phóng đại khác nhau như x7, x10 và x15. Tụ quang lắp dưới mâm soi và di chuyển theo chiều thẳng lên xuống với tác dụng làm tập trung ánh sáng dọi lên tiêu bản xét nghiệm; ngay trong bộ phận tụ quang có kèm theo một chiết quang để tăng hoặc giảm độ sáng. Gương soi gồm có hai mặt, một mặt phẳng và một mặt lõm có tác dụng phản chiếu nguồn sáng mặt trời lên tụ quang. Ở phòng thí nghiệm cố định, gương soi của kính hiển vi được thay thế bằng hệ thống đèn chiếu sáng lên tụ quang.

Kính hiển vi quang học Primo Vert - Carl Zeiss


Những việc cần làm trong bảo quản kính hiển vi

Khi kính hiển vi không sử dụng, phải phủ kính bằng một mảnh vải hoặc mảnh ni lông. Phải quan tâm chú ý bảo vệ kính hiển vi tránh bụi trong mùa khô nóng. Cần bảo vệ hệ thống thấu kính và lăng kính khỏi bị nấm mốc mọc trong mùa nóng ẩm như để kính hiển vi trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ hoặc trong phòng có máy hút ẩm tùy theo điều kiện vì giá tiền một máy hút ẩm chạy điện bằng nửa giá tiền của máy điều hòa nhiệt độ. Có thể gắn một bóng đèn từ 15 watt đến 25 watt bên trong tủ đặt kính hiển vi có cánh của khít chặt hoặc gắn một bóng đèn 15 watt vào trong từng hộp đựng kính hiển vi vì nó sẽ hoạt động như một tủ ấm. Ở những nơi không có điện, có thể đặt một giá đỡ hộp kính hiển vi cách lò sưởi của tủ lạnh hoặc máy lạnh chạy bằng ga hay dầu hoả khoảng 30 cm để giúp cho hộp đựng kính hiển vi đủ khô, bảo vệ thấu kính khỏi bị nấm mốc. Hàng ngày sau khi sử dụng phải lau sạch dầu soi ở vật kính dầu bằng một mảnh vải mềm tẩm xylen và lau lại sạch bóng bằng một mảnh vải sạch không có xơ vải. Cũng cần phải lau sạch thị kính bằng một mảnh vải mềm không có xơ vải hoặc bằng một mảnh vải mỏng. Trong khi vận chuyển phải xiết chặt con ốc đưới đáy hộp kính kiển vi để cố định, giữ kính không bị hư hỏng. Nếu cần thiết phải đặt mua các bộ phận thay thế cần ghi số model của kính và ghi luôn mã số của các bộ phận đó để tương thích khi gắn kết.

 Những việc không nên làm trong bảo quản kính hiển vi

Tuyệt đối không được dùng mảnh vải mỏng đã lau vật kính dầu để lau thị kính. Không được dùng cồn để lau các mặt sơn của kính hiển vi và cố lau chùi những bộ phận của kính nhưng chưa được hướng dẫn kỹ thuật thực hiện việc bảo quản đúng. Chú ý không được để trống lỗ thấu kính mà nên dùng một nắp đậy thích hợp hoặc một miếng băng keo dán phủ kín trên lỗ trống. Một vấn đề mà các xét nghiệm viên cũng cần quan tâm là không được đổi thấu kính từ các kính hiển vi khác hãng sản xuất, ngay cả một số model cùng một hãng sản xuất cũng có những đặc điểm khác nhau.

Súng là vũ khí của chiến sĩ, kính hiển vi là vũ khí của xét nghiệm viên

Với tầm quan trọng của việc bảo quản và sử dụng kính hiển vi để bảo đảm chất lượng kỹ thuật xét nghiệm. Các xét nghiệm viên cần có quan điểm rằng trang thiết bị kính hiển vi là vũ khí hoạt động của mình cũng giống như súng là vũ khí chiến đấu của các chiến sĩ. Phải tự mình thực hiện chế độ bảo quản và sử dụng kính tốt theo đúng quy trình. Muốn tránh những sai sót trong công tác xét nghiệm để có kết quả chính xác, xét nghiệm viên luôn luôn chuẩn bị kính hiển vi trong điều kiện sẵn sàng với công tác bảo quản thường quy. Chú ý thực hiện những việc cần làm và những việc không nên làm để kính hiển vi thực sự là một vũ khí hoạt động có hiệu quả khi cần thiết. Người chiến sĩ gắn bó, quý trọng cây súng thì người xét nghiệm viên phải gắn bó, quý trọng trang thiết bị kính hiển vi mà mình sử dụng.

(Theo www.impe-qn.org.vn)


Chúng tôi, công ty T.S.T là nhà phân phối chính thức sản phẩm của Carl Zeiss -  nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực kính hiển vi.  T.S.T tự hào sở hữu đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, được đào tạo chính hãng.


Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ về:


Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47
Email: 
kevintst99@gmail.com
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: 
http://kinhhienvicarlzeissvietnam.blogspot.com/

Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T

180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

NHỮNG "KỲ QUAN SỐNG " QUA LĂNG KÍNH KÍNH HIỂN VI

NHỮNG "KỲ QUAN SỐNG " QUA LĂNG KÍNH KÍNH HIỂN VI
Loài Rotifer Floscularia tiêu hóa thức ăn. Những lông mao cho phép loài sinh vật này chụp lấy thức ăn và luân chuyển chúng vào bên trong cơ thể. Bức ảnh được Charles Krebs, Issaquah, Washington chụp
Ảnh chụp các tế bào bên trong não bộ của một con chuột trưởng thành. Đây là khu vực quyết định sự học tập và bộ nhớ của loài động vật này. Bức hình do Tiến sĩ Sandra Dieni, Viện Giải phẫu học và Sinh học tế bào, Đại học Albert-Ludwigs, Freiburg, Đức cung cấp.
Vi khuẩn đơn bào Mast trong mắt người bị viêm kết mạc. Bức hình của Donald Pottle, Viện nghiên cứu Mắt Schepens ở Boston, Massachusetts, Mỹ.
Hình ảnh loài san hô Montastraea do James Nicholson, Nam Carolina cung cấp.
Sinh vật đơn bào Skeleton do Christopher B. Jackson Berne, Thụy Sĩ cung cấp
Quần thể tế bào tảo xanh được chụp bởi Gerd Guenther, Duesseldorf, Đức


Ảnh chi tiết về phấn hoa của một loài cây họ đậu tên khoa học là Prickly Caterpillar, được chụp bởi Viktor Sýkora, từ Hyskov, Cộng hòa Czech.
Cận cảnh một chùm trứng bọ xít được chụp bởi Haris Antonopoulos từ Athens, Hy Lạp.
Mắt của loại sò Argopecten là những quả cầu màu xanh nằm ở phần miệng. Loài động vật này có tới 100 đôi mắt đơn và khá nhạy cảm với các tác động.
Mắt của loài chuồn chuồn kim. Mạng lưới tinh thể hình lục giác cho phép loài vật nhỏ bé này có khả năng quan sát cực tốt. Bức hình do tiến sĩ Igor Siwanowicz, Munich, Đức cung cấp
Hồng Duy
Theo Infonet.vn
Nguồn : Zing



Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ về:


Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47



Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T
180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM












VẺ ĐẸP CỦA LOÀI HOA 3,000 NĂM MỚI NỞ DƯỚI GÓC NHÌN CỦA KÍNH HIỂN VI

VẺ ĐẸP HOA ƯU ĐÀM DƯỚI GÓC NHÌN CỦA KÍNH HIỂN VI

Dưới kính hiển vi phóng đại gấp 400 lần, hoa Ưu đàm có cấu trúc trong suốt như pha lê. Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Trịnh Tam Kiệt cho rằng đây không phải hoa mà là sinh vật bậc thấp chưa có cấu trúc mô.


Trực tiếp quan sát dưới kính hiển vi một mẫu hoa Ưu Đàm lấy từ nhà dân ở Hải Phòng, Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Trịnh Tam Kiệt, Phòng Công nghệ và giống gốc nấm, Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội) đánh giá, đây có thể không phải là thực vật hay nấm chính thức. Nhiều khả năng cho thấy hoa thực chất là nấm nhầy với toàn thân là một khối nhầy.

Hoa Ưu Đàm trắng tinh khiết nổi bật trên nền xanh của lá cây Sống đời.

Hoa nhìn từ trên cao xuống qua lăng kính hiển vi.



Qua lăng kính hiển vi, hoa có hình dáng như bông sen chưa nở với chóp nhọn phía trên.

Đế nâng đỡ khá vững hình loe. Nhìn kỹ, hoa có cấu trúc chồng xếp lên nhau.

Đế hoa trong suốt như pha lê.

Thân nhìn từ trên cao như một ống thủy tinh trong suốt , có những vệt như giọt sương mai còn đọng lại.

Khi soi kỹ, những giọt sương mai này chính là bào tử. Bào tử là bộ phận sinh sản, khi đủ điều kiện sẽ phát tán ra ngoài môi trường, hình thành nên các hoa mới.

Có hai loại bào tử được phát hiện ra trên thân hoa. Trong hình là cộng bào tử, tức nhiều bào tử gộp lại, tạo nên hình xù xì như quả dâu. Bào tử này nằm sát vào thân.

Còn đây là bào tử đơn lẻ. Bào tử này nhìn rõ có nhiều đốt, dây nối xoắn lấy “thân hoa”.

Phía dưới gốc, các nhà khoa học phát hiện một thể nhầy trong suốt vắt ngang chiếc lá. Trong ảnh là một thân cây mới, chưa có hoa bắt đầu nhú lên từ thể nhầy. Thân này cũng trong suốt như pha lê. Chính các yếu tố này đã khiến các nhà khoa học cho rằng đây không phải là nấm sợi mà có thể là nấm nhầy. Nấm nhầy với cơ thể là một khối nhầy, khi muốn sinh sản sẽ tạo ra các thể sinh sản mang bào tử. Cột đưa bào tử lên cao đu trong gió để phát tán. Khi có điều kiện thích hợp, môi trường thuận lợi sẽ phát triển.

(Kienthuc.net.vn)
Nguồn : VnExpress



Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ về:

Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47
Email: 
kevintst99@gmail.com 
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: 
http://kinhhienvicarlzeissvietnam.blogspot.com/

Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T

180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM

KÍNH HIỂN VI - MỘT TRONG NHỮNG PHÁT MINH VĨ ĐẠI CỦA THẾ GIỚI !


KÍNH HIỂN VI - MỘT TRONG NHỮNG PHÁT MINH VĨ ĐẠI CỦA THẾ GIỚI !

Trí tưởng tượng của các nhà nghiên cứu, sáng chế, chuyên gia thiết kế… đã góp phần thay đổi cuộc sống của toàn nhân loại và đang tiếp tục chắp cánh cho những ước mơ hiện tại trở thành sự thật trong tương lai.
clip_image001
1.Sự khởi đầu của kỷ nguyên hàng không
Máy bay của anh em Wright.
Ban đầu, họ bị coi là những kẻ lập dị khi tuyên bố đã xây dựng thành công máy bay có động cơ đầu tiên năm 1903. Báo chí từ chối gửi phóng viên đến kiểm chứng. Nếu ngay cả những bộ óc ưu việt nhất thế giới còn thất bại, ai mà tin hai người thợ sửa xe đạp người Mỹ ấy lại làm được điều đó? Dù bị gán cho biệt danh “kẻ nói phét, hoang tưởng”, ước mơ về những chuyến bay vẫn cháy bỏng trong anh em nhà Wright (Wilbur và Orville). Sau khi tung đồng xu chọn người lái, Orville lên máy bay, khởi động và thực hiện chuyến bay được điều khiển bằng động cơ đầu tiên trong lịch sử hàng không vào ngày 17/12/1903.

2.Tàu Turbinia với động cơ turbin đầu tiênTàu Turbinia. (CNN)
Động cơ chạy bằng hơi nước vào cuối những năm 1800 rất cồng kềnh và hoạt động ồn ào. Kỹ sư người Ailen Charles Parsons đã xây dựng thành công một động cơ tua bin phản ứng và máy phát, có thể chuyển đổi trực tiếp hơi nước thành điện và đủ sức tiếp năng lượng cho toàn bộ hệ thống đèn đường của thành phố Cambridge. Khi công bố, tất cả những gì Parsons nhận được là lời mỉa mai của Bộ hải quân Anh. Tuy nhiên, trong một cuộc trình diễn năm 1897, Turbinia – con tàu đầu tiên được lắp động cơ tua bin – đã luồn lách qua cả một hạm đội hải quân với vận tốc không thể theo kịp: 34 hải lý/giờ, trước sự chứng kiến của nữ hoàng Anh Victoria.3.Đồng hồĐồng hồ Big Ben. (CNN)
Thời gian không chờ đợi con người, còn con người rõ ràng đã mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu về nó. Trước khi đồng hồ cơ ra đời, thời gian được tính toán dựa trên sự chuyển động của trái đất trong mối quan hệ với mặt trời. Dấu hiệu xuất hiện của đồng hồ cơ đã bắt đầu từ hơn 2.000 năm trước đây ở Trung Hoa và sau đó được gắn với tên tuổi của một số nhà khoa học vĩ đại như Galileo, Hooke và Huygens. Đồng hồ cơ đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ và mọi hoạt động trên thế giới đều được đo bằng đồng hồ.4.Thận nhân tạoHệ thống hỗ trợ thận. (AP)
Cuối những năm 30, khi chứng kiến một thanh niên chết mòn vì bệnh thận, một nhà vật lý người Hà Lan đã quyết tâm xây dựng hệ thống có thể hoạt động thay thế thận. Dù phải sống trong điều kiện thiếu thốn, khó khăn của Thế chiến thứ nhất và thứ hai, Tiến sỹ Willem Kolff vẫn kiên trì với nghiên cứu của mình. Đến năm 1943, ông cho ra đời một bộ thận nhân tạo, giúp lọc độc tố trong máu. Nó trở thành sản phẩm chuẩn mực trong suốt một thập kỷ trước khi được nâng cấp lên những phiên bản thế hệ mới (như trong bức ảnh trên). Tuy mục đích ban đầu của Kolff chỉ là hỗ trợ hoạt động của thận, hệ thống này được coi là một trong những phát minh lỗi lạc nhất của lịch sử y tế hiện đại.5.Vi xử lý đầu tiênIntel 4004. (Intel)
Người ta cho rằng một cuộc cách mạng thực sự đã diễn ra vào năm 1971 khi công ty Integrated Electronics, viết tắt là Intel, trình diễn vi xử lý đơn đầu tiên trên thế giới. Kỹ sư Ted Hoff đã đi ngược lại với những quan niệm sản xuất thời đó và Intel 4004 chứa mọi thành phần cần thiết trên một chip đơn. Dù CPU 4 bit của Intel 4004 không thấm vào đâu khi so với những thiết bị tương đương hiện nay, nó là một trong những cải tiến “không thể tin được” của ngành điện toán. Ngoài ra, chiến dịch quảng bá thông minh đã khiến Intel 4004 nổi tiếng trên toàn thế giới và được đưa vào sử dụng chỉ sau vài tháng.6.Tủ lạnhTủ lạnh hiện là một trong những đồ gia dụng phổ thông nhất. (uzzah)
Nó nằm lặng lẽ, khiêm tốn trong bếp và thường chỉ khoác lớp vỏ màu trắng, đôi khi là bạc hoặc đen. Nhưng nó lại là thiết bị không thể thiếu trong hầu hết các gia đình hiện đại. Nhà vật lý người Mỹ John Corrie năm 1844 đã vạch ra những thiết kế đầu tiên về hệ thống làm đá chườm cho bệnh nhân bị sốt vàng da. Về sau, tủ lạnh trở thành đồ dùng phổ thông, giúp giữ thức ăn tươi lâu hơn, đồ uống mát hơn và hỗ trợ các bệnh viện duy trì thuốc men ở nhiệt độ thấp ổn định.7.Kẹp giấy
Một đoạn quảng cáo kẹp giấy Gem. (CNN)
Đơn giản và tiện dụng, sợi dây thép mỏng được uốn tròn này là cách hiệu quả để ghim các tờ giấy lại với nhau. Kẹp giấy xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 và loại phổ biến nhất do công ty Gem của Anh sản xuất, nên đôi khi nó còn được gọi là “Gem clip”. Một người Na Uy tên là Johan Vaaler đã đăng ký bản quyền cho một phiên bản kẹp giấy vào năm 1899 và 1901. Từ đó, nhiều tài liệu coi ông là người phát minh ra vật dụng này. Điều đó cũng góp phần biến kẹp giấy trở thành biểu tưởng chiến đấu của người Na Uy dưới chế độ hà khắc của Đức quốc xã. Mọi người cài nó ở ve áo để thể hiện tinh thần đoàn kết và thống nhất.

8.Bảng tuần hoàn Mendeleev
Đây là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành bảng. Những nguyên tố này được sắp xếp theo cấu trúc electron. Do cấu trúc electron là yếu tố quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố, việc sắp xếp này tạo nên sự thay đổi đều đặn của các tính chất hóa học theo hàng và cột.
Mỗi nguyên tố được liệt kê bởi số nguyên tử và ký hiệu hóa học. Bảng tuần hoàn tiêu chuẩn cho biết các dữ liệu cơ bản nhất. Dựa trên bản này mà các nhà khoa học đã nỗ lực tổng hợp những vật liệu mới.

9. Nấu chảy sắt
Khoảng năm 3.500 trước Công nguyên, các nhà kim loại Ai Cập đã lần đầu tiên nấu chảy một số lượng nhỏ sắt cho mục đích trang trí vào các dịp trọng đại.

10. Chất bán dẫn
Năm 1948, ba nhà khoa học John Bardeen, Walter H. Brattain và William Shockley đã chế tạo ra chất bán dẫn. Nó trở thành khối nối kết cho tất cả thiết bị điện tử hiện đại, nền tảng cho các con chip và công nghệ vi tính.

11. Thủy tinh
Khoảng năm 2.200 trước Công nguyên, những người Iran ở tây bắc nước này đã chế tạo ra thủy tinh. Nó trở thành vật liệu xây dựng phi kim loại vĩ đại thứ hai trong lịch sử (sau gốm).

12. Kính hiển vi quang học
Năm 1668, Anton van Leeuwenhoek đã phát minh ra kính hiển vi quang học, với độ phóng đại gấp 200 lần. Nhờ sáng chế này mà người ta có thể nghiên cứu thế giới tự nhiên không thể thấy được bằng mắt thường.

13. Bêtông
Sau kính hiển vi, năm 1755, John Smeaton chế tạo ra bêtông hiện đại (ximăng cứng trong nước). Bêtông trở thành vật liệu xây dựng chủ yếu của nền văn minh hiện đại, vật liệu làm thay đổi những phương pháp xây dựng xuất hiện từ giữa thế kỷ 18.

14. Nấu thép
Khoảng năm 300 trước Công nguyên, các công nhân ở nam Ấn Độ đã phát minh được cách nấu thép gọi là “wootz”. Hàng trăm năm sau đó, phương pháp này được gọi là Damascus và là bí mật lớn cho các nhà công nghiệp, nhà luyện kim.

15. Chiết xuất và đúc đồng
Khoảng năm 5.000 trước Công nguyên, người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện ra có thể chiết xuất đồng lỏng từ các khoáng chất malachite và azurite, và kim loại nấu chảy có thể đúc thành những hình dáng khác nhau. Từ đó, ngành luyện kim khai khoáng ra đời.

16. Nhiễu xạ tia X
Năm 1912, Max von Laue phát hiện việc nhiễu xạ tia X bằng tinh thể. Nó tạo điều kiện cho việc mô tả các cấu trúc tinh thể và đặt nền tảng cho sự phát triển nghiên cứu về các vật liệu tinh thể.

17. Phương pháp Besseme
Năm 1856, Henry Besseme đã nhận bằng sáng chế cho phương pháp nấu thép có carbon thấp. Nó đặt nền tảng cho việc sản xuất thép rẻ hàng loạt và nhờ đó người ta có thể phát triển giao thông, xây dựng và công nghiệp hóa.

(Nguồn: Tuổi Trẻ, Newswise )


Để biết thêm chi tiết về kính hiển vi Carl Zeiss chính hãng, xin vui lòng liên hệ về:


Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47
Email: 
kevintst99@gmail.com 
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: 
http://kinhhienvicarlzeissvietnam.blogspot.com/

Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T

180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM

LỊCH SỬ VỀ KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

LỊCH SỬ VỀ KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

Kính hiển vi quang học là một loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng khả kiến để quan sát hình ảnh các vật thể nhỏ được phóng đại nhờ một hệ thống các thấu kính thủy tinh.




Kính hiển vi quang học là dạng kính hiển vi đơn giản, lâu đời nhất và cũng là phổ biến nhất. Các kính hiển vi quang học cũ thường phải quan sát hình ảnh trực tiếp bằng mắt nhìn qua thị kính, nhưng các kính hiện đại hiện nay còn được gắn thêm các CCD camera hoặc các phim ảnh quang học để chụp ảnh
Bằng chứng lịch sử ban đầu liên quan đến sự ra đời của kính hiển vi quang học là công bố về khả năng phóng đại các vật thể bằng các kính phóng đại trong cuốn Books of Optics vào năm 1021 bởi Ibn al-Haytham (Alhazen). Sau khi cuốn sách này được xuất bản, Roger Bacon ở Anh quốc đã lý giải và mô tả cơ chế của việc phóng đại này vào thế kỷ 13, và dẫn đến sự phát triển của kính lúp phóng đại ở Italia.
Những kính hiển vi ban đầu được phát minh vào năm 1590 ở Middelburg, Hà Lan . Ba người thợ tạo kính là Hans Lippershey (người đã phát triển các kính viễn vọng trước đó), Zacharias Janssen, cùng với cha của họ là Hans Janssen là những người đầu tiên xây dựng nên những kính hiển vi sơ khai. Năm 1625, Giovanni Faber là người xây dựng một kính hiển vi hoàn chỉnh đặt tên là Galileo Galilei .
Các cấu trúc của kính hiển vi quang học tiếp tục được phát triển tiếp theo đó, và kính hiển vi chỉ được sử dụng một cách phổ biến hơn ở Italia, Anh quốc, Hà Lan vào những năm 1660, 1670. Marcelo Malpighi ở Italia bắt đầu sử dụng kính hiển vi để nghiên cứu cấu trúc sinh học ở phổi. Đóng góp lớn nhất thuộc về nhà phát minh người Hà Lan Antoni van Leeuwenhoek, người đã phát triển kính hiển vi để tìm ra tế bào hồng cầu và tinh trùng và đã công bố các phát hiện này .


Để biết thêm chi tiết về kính hiển vi Carl Zeiss chính hãng, xin vui lòng liên hệ về:


Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47
Email: 
kevintst99@gmail.com 
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: 
http://kinhhienvicarlzeissvietnam.blogspot.com/

Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T

180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Kính Hiển Vi Điện Tử Trong Nghiên Cứu



KHÁI QUÁT VỀ HIỂN VI ĐIỆN TỬ TRONG NGHIÊN CỨU

1. Giới thiệu chung:       

Hai nhà khoa học người Đức: Max Knoll và Ernst Ruska đã chế tạo ra kính hiển vi điện tử (Electron Microscope - EM) đầu tiên trên thế giới vào năm 1931. Phát minh này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho việc nghiên cứu và quan sát những mẫu vật trong thế giới siêu vi mô. Năm 1986, Ernst Ruska  đã được trao giải Nobel cho cụm công trình nghiên cứu về quang học điện tử trong đó có việc thiết kế kính hiển vi điện tử đầu tiên của ông. 

Năm 1950, Latta và Hartman chế tạo ra máy cắt siêu mỏng (Ultramicrotome) dùng lưỡi dao thủy tinh để cắt mẫu vật thành những lát mỏng cỡ vài chục nanomet đã giúp cho phương pháp hiển vi điện tử trở lên hoàn thiện cả về phương diện thiết bị và kỹ thuật chuẩn bị mẫu. Sự ra đời của máy cắt siêu mỏng đã giúp cho các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà tế bào học và vi sinh vật học đi sâu nghiên cứu chi tiết siêu cấu trúc tế bào sinh vật, đưa ra được bức tranh chi tiết các bào quan của tế bào nhân chuẩn. Cũng chính nhờ hiển vi điện tử mà hàng loạt vi sinh vật cũng như vi rút lần đầu tiên được phát hiện trong những năm 1950-1980. Phân loại đầu tiên của vi rút học đã dựa vào hình thái vi rút khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử.  

Ngày nay, kính hiển vi điện tử vẫn là một thiết bị nghiên cứu quan trọng trong nghiên cứu về khoa học sự sống và vật liệu (công nghệ nano). Trong lĩnh vực virus học, đây là thiết bị không thể thiếu, thiết bị này cho phép quan sát được hình thái siêu cấu trúc của hầu hết các loại virus gây bệnh, các đại phân tử như ADN, ARN… Với độ phân giải cao, cùng với những kỹ thuật chuẩn bị mẫu hiện đại, hiển vi điện tử còn cho phép các nhà vi sinh vật học, tế bào học…quan sát sự tương tác giữa virus gây bệnh và tế bào vật chủ, các đặc tính hóa miễn dịch tế bào. Việc chẩn đoán nhanh về hình thái, cấu trúc một số vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm vẫn là một lợi thế của hiển vi điện tử, đặc biệt là đối với những tác nhân gây dịch bệnh truyền nhiễm chưa xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, để phát huy được tối ưu hiệu quả của kính hiển vi điện tử trong nghiên cứu mẫu sinh vật thì việc kết hợp với các kỹ thuật chẩn đoán khác cũng trở nên rất cần thiết.


Kính hiển vi điện tử là một phương pháp nghiên cứu tương đối phức tạp và có nhiều kỹ thuật khác nhau, tuỳ thuộc vào đối tượng và mục đích nghiên cứu, các thiết bị phụ trợ và hoá chất cũng rất chuyên dụng. Vì vậy, người sử dụng EM trong nghiên cứu y sinh không những phải am hiểu về siêu cấu trúc tế bào, sinh hoá, vi sinh, miễn dịch, kiến thức chuyên ngành mà còn cần phải hiểu về các kỹ thuật chuẩn bị mẫu, khai thác thông tin từ hình ảnh và kiến thức nhất định về vật lý, hoá học.

2. Các đặc tính của kính hiển vi điện tử:


 So sánh kính hiển vi điện tử (EM) với kính hiển vi quang học (LM):
Nguyên lý của kính hiển vi điện tử cơ bản cũng giống như kính hiển vi quang học. Mục đích của hai loại thiết bị này đều nhằm quan sát và nghiên cứu những mẫu vật mà mắt thường không nhìn thấy được. Tuy nhiên, để dễ hình dung ta có thể mô tả rằng kính hiển vi quang học dùng để quan sát tế bào, vi khuẩn, nấm và những vật có kích thước cỡ micromet trong thế giới vi mô, còn kính hiển vi điện tử có khả năng quan sát vi rút, các bào quan, các đại phân tử như ADN, ARN, tức là những vật có kích thước nằm trong dải nanomet trong thế giới siêu vi mô.
Đơn vị: 1 nanomet (nm) = 10-3 micromet = 10-6 minimet (mm) = 10-9 met(m).
Những khác biệt cơ bản giữa kính hiển vi điện tử và kính hiển vi quang học được tóm tắt như sau:
- Trong LM, chùm sáng từ nguồn sáng trắng (bóng đèn) truyền qua tụ kính tới tiêu bản mỏng và phóng đại ảnh tiêu bản thông qua các thấu kính thuỷ tinh, ảnh được quan sát trực tiếp bằng mắt thường. Môi trường truyền chùm sáng và đỡ mẫu ở điều kiện không khí bình thường.
- Trong EM, chùm điện tử xuất phát từ nguồn phát xạ điện tử (Vonfram, LaB6 hay phát xạ trường) qua tụ kính (thấu kính điện từ) tới tiêu bản rất mỏng và phóng đại ảnh tiêu bản thông qua vật kính (thấu kính điện từ), thấu kính phóng (thấu kính điện từ), ảnh được quan sát trên màn huỳnh quang (hoặc màn hình nhờ camera kỹ thuật số). Môi trường truyền chùm điện tử và đỡ mẫu là chân không.

Bảng: Các đặc trưng của kính hiển vi điện tử truyền qua và kính hiển vi quang học 


Các đặc trưng
Kính Hiển Vi Điện Tử
Kính Hiển Vi Quang Học
Chùm phát xạ

Bước sóng


Môi trường

Thấu kính

Góc mở

Năng suất phân giải


Độ phóng đại


Độ hội tụ


Độ tương phản
chùm điện tử

0,0086nm (20kV) ~ 0,0025nm (200kV)

chân không

thấu kính điện tử

~350

điểm tới điểm: 0,35nm
mạng: 0,14nm

x10 - x1.500.000 (thay đổi liên tục)

điều khiển điện tử

tán xạ, phản xạ
ánh sáng

750nm (nhìn thấy) - 200nm (tử ngoại)

khí quyển

thấu kính thủy tinh

~700

nhìn thấy: 200nm
tử ngoại: 100nm

~ x2000 (thay thấu kính)


điều khiển cơ học

hấp thụ, phản xạ


So sánh giữa kính hiển vi quang học, kính hiển vi điện tử truyền qua và kính hiển vi điện tử quét

 3. Các loại kính hiển vi điện tử:

Hiện nay có hai loại kính hiển vi điện tử chủ yếu đó là kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) và kính hiển vi điện tử quét (SEM), ngoài ra còn có loại kết hợp tính năng của hai loại kính trên là hiển vi điện tử quét truyền qua (STEM).

Kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electron Microscope - TEM):
Kính hiển vi điện tử truyền qua LIBRA 120 Plus - Carl Zeiss
Kính hiển vi điện tử truyền qua là một thiết bị hình trụ cao khoảng 2m, có một nguồn phát xạ điện tử trên đỉnh (súng điện tử) để phát ra chùm điện tử. Chùm này được tăng tốc trong môi trường chân không cao, sau khi đi qua tụ kính, chùm điện tử tác động lên mẫu mỏng, tùy thuộc vào từng vị trí và loại mẫu mà chùm điện tử bị tán xạ ít hoặc nhiều. Mật độ điện tử truyền qua ngay dưới mặt mẫu phản ảnh lại tình trạng của mẫu, hình ảnh được phóng đại qua một loạt các thấu kính trung gian và cuối cùng thu được trên màn huỳnh quang. Do vậy, ảnh hiển vi điện tử truyền qua là hình ảnh bề mặt dưới của mẫu (ảnh đen trắng) thu được bởi chùm điện tử truyền qua mẫu. Với độ phân giải cao cỡ 2A°, độ phóng đại từ x50 tới x1.500.000, TEM đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu siêu cấu trúc sinh vật, vi sinh vật và các vật liệu nano. Với những kính hiển vi điện tử độ phân giải cao (HR-TEM) để quan sát cấu trúc mạng của vật liệu nano thì điện thế gia tốc thường yêu cầu khoảng 150 kV trở lên. Ở Việt Nam vẫn chưa có kính hiển vi điện tử nào hoạt động đạt độ phân giải cao như HR-TEM tính đến thời điểm hiện tại. 

Cấu tạo chính của TEM gồm cột kính với các bộ phận từ trên xuống dưới: súng điện tử, tụ kính, buồng đặt mẫu, hệ thống thấu kính tạo ảnh (vật kính, kính trung gian, kính phóng); buồng quan sát và bộ phận ghi ảnh. Cột kính có chân không cao, áp suất 10-5-10-6 Torr đối với TEM thông thường và cỡ 10-8-10-10 Torr đối với HR-TEM). Hệ thống bơm chân không, hệ thống điện, điện tử, hệ thống điều khiển bằng máy tính là những bộ phận kèm theo để đảm bảo cho quá trình làm việc liên tục của TEM. Đặc trưng cho TEM là các thông số: hệ số phóng đại M, độ phân giải d và điện áp gia tốc U.

Kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscope - SEM):

Kính hiển vi điện tử quét là thiết bị có khả năng quan sát bề mặt của mẫu vật, bao gồm: súng điện tử, tụ kính, buồng tiêu bản, hệ thống đầu dò điện tử, hệ thống khuếch đại - máy tính và màn hình để quan sát ảnh. Chùm điện tử xuất phát từ súng điện tử đi qua tụ kính, rồi vật kính, sau đó chùm tia hội tụ và quét trên toàn bộ bề mặt của mẫu, sự tương tác của chùm điện tử tới với bề mặt mẫu tạo ra các tia khác nhau (điện tử thứ cấp, điện tử tán xạ ngược, điện tử Auger, tia huỳnh quang catot, tia X đặc trưng...). Hình ảnh hiển vi điện tử quét được phản ảnh lại bởi các điện tử thứ cấp và điện tử tán xạ ngược thu được nhờ các đầu dò gắn bên sườn của kính. Tia X đặc trưng có khả năng phản ánh thành phần nguyên tố trong mẫu phân tích nhờ bộ phân tích phổ tán sắc năng lượng tia X (EDS – Energy Dispersive X- ray Spectroscopy).

Kính hiển vi điện tử quét EVO MA 10 - Carl Zeiss
Cấu tạo chính của SEM gồm cột kính (súng điện tử, tụ kính, vật kính), buồng mẫu và đầu dò tín hiệu điện tử. Cột kính có chân không cao, áp suất 10-5-10-6 Torr đối với SEM thông thường và 10-8-10-9 Torr đối với SEM có độ phân giải cao (FE-SEM) . Buồng mẫu có thể nằm ở hai chế độ chân không cao hoặc thấp. Hệ thống bơm chân không, hệ thống điện, điện tử, hệ thống điều khiển và  xử lý tín hiệu là những bộ phận  đảm bảo cho sự làm việc liên tục của SEM. Đặc trưng của SEM là các thông số: độ phóng đại M, độ phân giải d và điện áp gia tốc U.

Kính hiển vi điện tử quét truyền qua (Scanning Transmission Electron Microscpe - STEM):
Kính hiển vi điện tử quét truyền qua là loại kính hiển vi điện tử có khả năng kết hợp cả hai tính năng quét và truyền qua, tức là có khả năng vừa phản ánh cầu trúc bên trong của mẫu đồng thời cũng có thể phản ánh được bề mặt, thành phần của mẫu vật. Tuy nhiên, loại kính này thường dùng nguồn điện tử là nguồn phát xạ trường (field emission gun), chân không trong toàn bộ cột kính phải rất cao cỡ 10-9 – 10-10 Torr. Loại kính này sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu vật liệu, ít sử dụng đối với các tiêu bản sinh vật.

Tác giả : Trần Quang Huy, Nguyễn Thanh Thủy
(PTN Siêu cấu trúc, khoa Vi rút,
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
)

Để biết thêm chi tiết về kính hiển vi Carl Zeiss chính hãng, xin vui lòng liên hệ về:


Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47
Email: 
kevintst99@gmail.com 
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: 
http://kinhhienvicarlzeissvietnam.blogspot.com/

Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T

180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM