Lý do nấm có thể mọc ở môi trường có ít hơi nước được do áp suất thẩm thấu bên trong sợi nấm có thể đạt tới 200 atm. Khả năng đó cho phép các tế bào nấm hút được hơi nước trong khí quyển một cách dễ dàng. Tuy nhiên khả năng hút được hơi ẩm quá cao đó lại có thể phá vỡ các tế bào của nấm khi chúng được đặt trong môi trường có độ ẩm 100% hay được dìm trong nước. Trái lại nếu áp suất thẩm thấu bên trong sợi nấm thấp dưới 10 atm thì chúng vẫn sống được ngay cả khi bị dìm trong nước.
Khả năng vốn có của nấm để mọc được trên thấu kính:
Ngoài những điều đã kể trên, để mọc được dễ dàng trên thấu kính, nấm có những đặc tính sau:
-Bản năng nảy mầm được trong khí quyển.
-Khả năng nảy mầm của các bào tử khi đứng đơn độc.
-Có thể nảy mầm dể dàng trên một mặt nhẵn không có chổ bám.
-Nấm có bản năng nảy mầm được trong khí quyển do các bào tử nấm có khả năng hút được lượng nước cần thiết cho sự nảy mầm khi nước ở trạng thái hơi.
-Khả năng nảy mầm của một bào tử đứng đơn độc là đặc tính của 2 loại nấm đã nói ở trên vì hầu hết các nấm chỉ nảy mầm khi có cả một đám tập trung.
-Một bào tử nấm rơi vào một mặt phẳng thì một mặt có lợi thế là không gian tiếp xúc với khí quyển thoáng hơn nhưng trên bề mặt thấu kính quá nhẵn, rễ nấm khó bám và khó tìm được chất dinh dưỡng và hơi ẩm tích tụ. Tuy nhiên, nấm vẫn mọc được, bào tử của nấm này không cần chất dinh dưỡng vẫn nảy mầm được.
Những tổn thương do nấm gây ra trên thấu kính:
-Nấm làm giảm chất lượng của các thấu kính một cách đáng kể, thứ nhất: thấu kính bị phủ một lớp mờ mốc mất tính trong suốt, thứ hai là các sợi nấm phân tán ánh sáng làm cho ảnh mất sắc nét;
-Dù cho nấm đã mọc được trên mặt thấu kính, rễ của nó thường chưa bám chặt vào bề mặt của thấu kính và có thể lau đi được, may ra thì chất lượng của kính có thể cứu vãn được. Không may thì rể nấm để lại những vết ăn mòn độ trong suốt của kính không cứu vãn được nữa, sự việc đó xảy ra như thế nào? Đó là khi có các sợi nấm bám vào bề mặt thấu kính, để lâu hơi nước sẽ tích tụ lại tại đó, hơi nước sẽ hòa tan với một axit hữu cơ do nấm tiết ra và ăn mòn mặt bóng của thấu kính;
-Như vậy là một cơ chế sinh học phức tạp kết hợp với một phản ứng hóa học đã xảy ra trên bề mặt của thấu kính;
-Một khi sự việc đó đã xảy ra thì chỉ còn một giải pháp là thay bỏ cái thấu kính đó bằng một cái mới.
Bảo vệ chống nấm trong điều kiện tự nhiên:
a) Những điều kiện tạo sự bảo vệ tự nhiên chống nấm:
-Một môi trường khô độ ẩm thấp.
-Nhiệt độ đủ thấp.
-Một bề mặt không có chất dinh dưỡng.
-Một nơi thông thoáng gió.
-Thỉnh thoảng được phơi nắng.
-Cách chống nấm mốc có hiệu quả tốt nhất là những điều 1, 2 và 3 trên, những điều 3, 4 và 5 có thể là điều bổ xung khi cần chống triệt để hơn.
-Tuy nhiên trong hoàn cảnh thông thường ta không có phương tiện kiểm tra những thông số thời tiết 1 và 2, đồ thị sau đây cho ta thấy khoảng thời gian thuận lợi nhất trong năm, cho nấm phát triển của một số địa danh lấy làm thí dụ. Để biết được thời gian cần chú ý chống nấm mốc của mổi nơi có thể xin biểu đồ diển biến độ ẩm và nhiệt độ trong một năm của nơi đó ở các cơ quan khí tượng, các cơ quan đó sẳn sàng cung cấp.
-Điều kiện tối ưu thay đổi tùy theo vùng khí hậu.
-Ở vùng Á đông lắm nắng, nhiều mưa, không thể ngăn cản nấm mốc phát triển được, trừ phi đặt kính hiển vi trong phòng vô khuẩn. Trái lại ở châu Âu và Bắc Mỹ là những nơi mà nấm mốc khó phát triển vì ở đó độ ẩm suốt mùa hè thấp trong khi đó nhiệt độ thì cao và suốt mùa đông có độ ẩm cao thì nhiệt độ lại thấp.
-Olympus có tác phong thường hỏi người sử dụng và được biết họ thao tác và cất giữ những kính hiển vi đã được tẩy rữa và lau chùi sạch trong buồng có máy điều hòa không khí. Nhưng cách đó rất tốn kém mà cũng không làm cho nấm hoàn toàn không không mọc được, những bào tử nấm có tiềm năng chịu đựng cao đến mức chúng có thể nẩy mầm và tung ra những sợi nấm ngay được một khi có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp, kể cả khi ở đó không có chất dinh dưỡng nó giống như những hạt đậu nảy mầm, bào tử nấm sử dụng những chất dự trữ sẵn có bên trong chúng.
Biện pháp chống nấm trên kính:
-Nấm mốc là tác nhân chủ yếu phá hoại hệ thần kinh và lăng kính của kính hiển vi, cho nên đã từ lâu người ta đã nghiên cứu và đã thử nghiệm qua nhiều phương án chống nấm như :
+ Chống nấm bằng cách trộn chất diệt nấm vào các chất dẻo.
+ Bằng cách phủ lớp diệt nấm lên các thấu kính.
+ Diệt nấm bằng nhiệt, bằng tia bức xạ, bằng khói.
+ Bằng cách tạo ra môi trường kháng nấm xung quanh kính hiển vi.
-Tuy có tác dụng nhưng mỗi phương án trên đều có những nhược điểm khi đưa vào thực tiển như: việc ứng dụng phiền phức, có hạn chế tính trong suốt của thấu kính, có tác dụng trong một khoảng thời gian không lâu dài và chi phí quá cao.v.v…
-Sau nhiều cố gắng vượt qua trở ngại, tìm được một giải pháp hoàn bị hơn là dùng một thuốc chống nấm. Hóa chất này trong môi trường bình thường ở trạng thái rắn nhưng có tính trực tiếp thăng hoa thành thể hơi rất độc hại đối với nấm mà lại không độc đối với người, không ăn mòn các kết cấu của kính hiển vi và không ngưng động trên bề mặt các lăng, thấu kính và không ảnh hưởng đến độ trong suốt của chúng;
-Đặt thuốc này bên trong kính hiển vi nó sẽ thăng hoa từ từ và liên tục cho đến khi hết và tạo ra môi trường bên trong kính luôn bão hòa hơi thuốc làm cho nấm bị tiêu diệt hoàn toàn. Thuốc được đóng thành những viên nén, bên ngoài viên thuốc lại được bọc một lớp bán thẩm có tác dụng điều tiết nhịp độ thăng hoa để kéo dài tác dụng của thuốc được tới từ 3 – 5 năm mới phải đặt thêm thuốc.
-Nhưng bên trong kính hiển vi không phải là môi trường kín vì có những khớp nối và những khu trượt nên kỹ thuật chế tạo đã chú ý giảm đến mức thấp nhất các kẽ hở như rãnh trượt của ống quan sát 2 thị kính cần thiết hiệu chỉnh khoảng cách đồng tử cho thích hợp với người dùng, được lắp thật khít để tránh sự thất thoát của thuốc chống nấm và sự xâm nhập của hơi nước bên ngoài có thể làm cho kính bị mờ mổi khi nhiệt độ hạ thấp đột ngột vì có hiện tượng sương đọng trên các mặt trong của thấu kính.
-Đối với các vật kính và thị kính bên trong có nhiều tầng thấu kính thì khung gắn các thấu kính đó cũng được tẩm thuốc chống nấm cùng loại để bên trong chúng cũng là những không gian không có nấm. Còn các mặt thấu kính bên ngoài của chúng phơi ra không khí thí phải phòng chống theo điều kiện tự nhiên như đã trình bày ở phần 6 ở trên.
Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ về: